Kiến thức

Đời sống Yoga: Phối hợp năm nguyên tắc chính trong đời sống

( 01-03-2017 - 01:45 PM ) - Lượt xem: 3013

“ Yoga là một cuộc sống tự kỷ luật bản thân dựa trên nguyên tắc sống giản dị, nghĩ thanh cao. Nếu bạn làm theo năm điểm này, vốn tạo nên một phương pháp toàn diện cho toàn bộ hệ thống trong cơ thể, tâm trí và linh hồn của ta thì bạn sẽ có được sự mạnh mẽ và cân bằng trong cuộc sống đầy stress và nhiều yêu sách này. Những trở ngại trở thành những phiến đá lót đường đến thành công, và cuộc sống là trường học để phát triển nhân cách và lòng bác ái và sự ngộ ra một Bản Ngã Thánh Thiện hiện diện trong tất cả”.

Swami Vishnu Devananda trong Yoga toàn thư

Nhờ quan sát kỹ lối sống và những nhu cầu của người ta trong thế giới hiện đại của chúng ta, Swami Vishnu Devananda đã tổng hợp sự thông thái xa xưa của Yoga thành năm nguyên tắc cơ bản có thể dễ dàng kết hợp vào lối sống của riêng bạn, để tạo nên một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ và hạnh phúc. Năm điểm của yoga gồm:

  1. Thể dục đúng- Các tư thế Yoga
  2. Thở đúng- Pranayama
  3. Thư giãn đúng- Savasana
  4. Ăn đúng- Ăn chay
  5. Tư duy tích cực và Thiền định – Vedanta và Dhyana

Cơ thể là cỗ xe cho linh hồn, và có những yêu cầu cụ thể vốn phải được đáp ứng thì nó mới chạy êm và chạy đường xa được. Cơ thể có thể so với chiếc xe hơi, phép ẩn dụ. Để xe hoạt động được cần có năm thứ: một hệ thống bôi trơn, một bình điện, một hệ thống làm mát, xăng đúng chuẩn, và một tài xế có trách nhiệm và đầu óc sáng suốt ngồi sau tay lái.

1. Thể dục đúng

Thể dục đúng đóng vai trò của một bộ máy bôi trơn cho các khớp, các cơ, các dây chằng, gân, và những bộ phận khác của cơ thể, tăng lưu thông máu và sự mềm dẻo. Sự khác nhau chủ yếu giữa tập Yoga và các môn thể dục bình thường khác là tập thể dục thì chú trọng vào những cử động mạnh của các cơ bắp, trong khi tập Yoga thì khuyến khích những cử động chậm và có ý thức của cơ thể, do đó tránh được việc tích tụ axit lactic trong các thớ cơ gây nên sự mệt mỏi. Mục đích chính của tập thể dục là tăng lưu thông máu và tăng nạp vào khí oxy. Mục đích này có thể đạt được bằng những động tác đơn giản của xương sống và nhiều loại khớp của cơ thể, với sự hít thở sâu và không cần những vận động mạnh của cơ bắp.

Các bài tập yoga thực ra được gọi là những asana của Yoga, một asana là một tư thế vững chãi. Tập Yoga, khi được thực hiện đúng, tác động và nạp năng lượng một cách tích cực cho tất cả các hệ thống trong cơ thể: hệ tuần hoàn, hệ xương và cơ, hệ nội tiết, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, và quan trọng nhất là hệ thần kinh. Xét về các cơ bắp, tập Yoga không chỉ làm cơ bắp mạnh lên mà còn duỗi cơ nữa. Chú trọng nhiều đến sự mềm dẻo và trẻ trung của xương sống. Swami Vishnu nói: “ Xương sống dẻo dai, tâm trí linh hoạt”.

Những tư thế đúng được thực hiện với sự nhận thức và tập trung, kèm với hít thở và thư giãn. Do đó, tập Yoga không chỉ tác động đến cơ thể vật chất mà còn tác động cơ thể dạng vía, cơ thể năng lượng và tâm trí nữa. Qua sự giữ tư thế cùng với sự tập trung và hít thở, và luân phiên với sự ra khỏi tư thế đi vào trạng thái thư giãn, prana ( hay khí) được cho phép chảy không bị cản trở qua các nadi ( kênh mạch ) đến tất cả các cơ quan, các tế bào và các bộ phận của cơ thể, tái nạp sức sống cho chúng. Cơ thể và tâm trí được hòa hợp với nhau, gột bỏ sự căng thẳng khu trú trong những phần khác nhau của cơ thể và tâm trí. Hơn nữa, trong quá trình này, cơ thể và tâm trí được hài hòa với người cai trị chúng, Tinh Thần Nội Tại, nhờ đó mang lại cho người tập một cảm nhận sâu sắc về sự an lạc và ý nghĩa cuộc đời. Những tư thế Yoga chuẩn bị cho cơ thể và tâm trí mạnh mẽ để thành hành tập trung và thiền định sau này.

Các môn thể dục khác có thể tập phụ thêm vào tập Yoga như bơi lội và đi bộ, Yoga không khuyến khích bất kỳ sự tập luyện quá độ nào hay loại thể dục chỉ phát triển một phần nào đó của cơ thể và làm phương hại đến các phần khác. Để được xem là tập Yoga thì bài tập phải được thực hiện với nhận thức. Những tư thế Yoga có tính hướng nội, không tranh đua, và thiền định, khuyến khích sự điềm đạm và giúp người tập băng vượt qua khỏi sự đồng hóa mình với cơ thể, không gắn kết quá mức vào cơ thể và vẻ đẹp bên ngoài.

2. Hít thở đúng

Yoga chú trọng đến hít thở đúng ( hít thở trọn hơi kiểu Yoga dùng cơ hoành). Chúng ta gia tăng đáng kể lượng nạp vào khí oxy qua việc hít vào thật sâu và giải phóng chất độc một cách thích đáng qua sự thở ra sâu. Yoga dạy chúng ta liên tục nhận thức về kiểu mẫu hít thở của ta, và hít thở một cách có ý thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ thuật hít thở đặc biệt ( Pranayama) được đặt ra để thanh tẩy sâu hơn các nadi ( kênh mạch), cân bằng hơi thở và năng lượng trong hệ thống cơ thể của ta, và để trữ năng lượng tinh tế ( prana) để dành cho mục đích cao cả hơn.

Từ “Hatha” được ghép bởi hai từ Ha và Tha, vốn có nghĩa là mặt trời và mặt trăng. Hatha hàm ý nói đến sự quân bình giữa prana vayu( năng lượng dương) và apana vayu ( năng lượng âm). Prana ( không khí để sống còn) trong cở thể của mỗi cá nhân là một phần của hơi thở của vũ trụ. Sự đều đặn của hơi thở được hòa hợp giúp cho các tu sĩ Yoga điều hòa và ổn định tâm trí. Pranayama cần phải được thực hành bởi tất cả những người nào nhiêm chỉnh tập Yoga. Những bài tập hít thở nâng cao chỉ nên được tập bởi những ai đã thực hành lối sống thanh khiết, và đề nghị là họ nên tập dưới sự giám sát của một người thầy trong một môi trường thanh khiết như trong một ashram ( đạo đường) chẳng hạn.

3.Thư giãn đúng

Kỹ thuật thư giãn, như Savasana ( tư thế xác chết), làm dịu mát hệ thống giống như bộ tản nhiệt của xe hơi vậy. Khi cơ thể và tâm trí liên tục làm việc quá sức, hiệu quả làm việc của chúng bị giảm đi. Thư giãn là một cách tự nhiên để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Trạng thái của tâm trí và trạng thái cuả cơ thể có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu các cơ của bạn thư giãn thì tâm trí bạn phải được thư giãn. Nếu tâm trí lo âu, cơ thể bạn cũng phải hứng chịu. Có thể nói là có ba mức độ thư giãn: thể chất, thần kinh và tâm linh. Cũng có ba mức độ căng thẳng hay stress: stress thể chất, stress thần kinh và stress tâm linh.

Stress thể chất bắt nguồn từ những thói quen ăn uống kém, sống ít vận động, ngồi nhiều, những động tác cứ lặp đi lặp lại của cơ thể, và những tư thế không đúng. Cuộc sống tân tiến, đặc biệt là ở những thành phố lớn, là đầy những stress và không có prana và thư giãn. Stress thần kinh và cảm xúc là do lối sống cuồng nhiệt, công việc có sự đòi hỏi cao sự phân tán tư tưởng của tâm trí, kém sức sống do thiếu prana, và những cảm xúc tiêu cực như tức giận, căm ghét, ghen hờn, sợ hãi và lo âu. Stress tâm linh bất nguồn từ những lo âu về sự tồn tại, từ việc sống có những thắc mắc mà không có câu trả lời như, “ Sống là gì? Chết là gì?” “ Yêu thương là gì?”, “ Bản chất của sự nối kết giữa mình với Thực Tại Tối Cao là gì?” “ Có một đấng tối cao không?”, “ Tại sao lại có sự tráo trở và gian manh như thế?”, “ Làm thế nào để có thể tìm thấy sự bình ổn trong cuộc sống đầy những thay đổi?”, “ Tại sao chúng ta lại khốn khổ vì những ảo tưởng?”, và “ Tại sao chúng ta lại không có được sự bình an lâu bền?”.

Giải pháp đạt được ba mức độ thư giãn:

Thư giãn thể chất đạt được qua sự thực hành một các bài bản thư giãn có ý thức ( Savasana) và những tư thế đúng. Thư giãn thần kinh đạt được qua sự hít thở đúng, tập trung tâm trí và tư duy tích cực. Một tâm trí bị phân tán thì luôn lo lắng. Một tâm trí được tập trung vào một đối tượng tích cực thì sẽ được thư giãn nhiều hơn và tái nạp năng lượng nhiều hơn. Thư giãn tâm linh là một loại thư giãn sâu hơn, khi chúng ta trở nên hài long, là một người quan sát tách rời của cơ thể và tâm trí. Swami Vishnu-devananda tuyên bố rằng thoát khỏi sự đồng nhất mình với cơ thể, tâm trí, và ý niệm về cái tôi, là cách duy nhất đạt được trạng thái hoàn toàn thư giãn.

4. Ăn đúng

Dinh dưỡng và khẩu phần ăn đúng sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể và tâm trí mà không tạo nên những độc tố và những bệnh về tiêu hóa. Sử dụng tối đa thức ăn, không khí, nước và ánh sáng mặt trời là rất quan trọng. Có bằng chứng y khoa là một chế độ ăn chay trường cân bằng là cực kỳ lành mạnh và cung cấp mọi thứ cần thiết cho cơ thể. Chế độ chay trường của Yoga là sattvic( thanh khiết) và giúp làm tâm trí đằm xuống, và làm hé lộ tâm linh cũng như bồi bổ cơ thể.

Cơ thể cần thức ăn vì hai mục đích: làm nhiên liệu cung cấp năng lượng, và làm vật liệu để sữa chữa các mô cơ thể. Để sữa chữa và xây dựng các mô, cơ thể cần: 1. Đạm; 2. Đường; 3. Chất béo; 4. Chất khoáng. Các chất này được tìm thấy chiếm một tỉ lệ lớn trong các mô của rau củ nhiều hơn là trong mô của động vật. Các loại hạt vỏ cứng, đậu hạt, đậu trái, các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, và sữa có chứa đạm. Lúa mì, lúa mạch, gạo và các loại ngũ cốc khác là nguồn đường tinh bột chính. Tất cả những thức ăn có đạm và dầu thực vật cung cấp chất béo, và nguồn cung cấp chính các chất khoáng vô cơ và vitamin là từ các loại trái cây và rau củ. Một chế độ ăn chay trường là một chế độ ăn tự nhiên, tươi mới và còn đầy đủ, đầy chất xơ và kiềm, sinh ra năng lượng, và dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Để duy trì một chế độ ăn sattvic, không bị những tác động của rajasic và tamasic, tránh các chất kích thích và chất làm u uất như caffeine, rượu, thuốc lá, ma túy các loại, thức ăn quá cay, hành tỏi, thức ăn nấu quá lửa, thức ăn cũ, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp, nước ngọt và thức ăn chế biến công nghiệp, cũng như tất cả các loại thịt. Các tu sĩ Yoga tán thành chủ trương “ahimsa”, quy tắc không bạo lực, không gây tổn thương và tôn trọn sinh mạng. Mọi thứ mà cơ thể và tâm trí chúng ta cần cho sự tăng trưởng đều có thể được cung cấp từ vương quốc của rau củ. Bằng cách tránh ăn thịt động vật, chúng ta nuôi dưỡng cơ thể ta một cách tự nhiên và lành mạnh.

Chế độ ăn chay trường giúp cho việc tập những tư thế Yoga vì cơ thể và các khớp trở lên mềm dẻo hơn. Chế độ chay trường là một cách ngăn ngừa tuyệt vời bệnh tim, thấp khớp, béo phì, và là một bài thuốc hay cho nhiều bệnh mãn tính.

Đổi sang ăn chay trường có thể diễn ra từ từ khi tat hay đổi cuộc sống. Nó gồm không phải chỉ quyết định nưng ăn thịt, mà còn là học một cách sống mới nữa bằng cách trở nên ý thức đến việc bạn nuôi dưỡng bản thân như thế nào. Nó bao gồm không phải chỉ nhận thức mình ăn những gì mà còn là mình ăn như thế nào nữa. Những tu sĩ Yoga chủ trương dành ra thì giờ để nấu ăn và ăn một cách có ý thức với một sự điều độ, có những bữa ăn phụ phù hợp giữa các bữa ăn chính cho phép lửa tiêu hóa hoạt động và tiêu hóa thức ăn. Việc ban phúc lành cho các bữa ăn cũng được khuyến khích nên làm để thiêng liêng hóa hành động ăn và để dâng lời cảm ơn lên Tạo Hóa. Ăn đúng còn gồm có nhịn ăn theo kỳ nữa để bộ tiêu hóa được nghỉ ngơi, thanh tẩy cơ thể và tâm trí, và làm cho tâm trí hiểu biết nhiều hơn, sattvic hơn, và có lợi nhiều hơn cho sự tập trung, trầm tư, và thiền định.

5. Tư duy tích cực và thiền định

Cũng giống như người lái xe hơi xoay sở sao cho anh ta về đến đích mà không bị tai nạn hay gặp sự cố, thì những tu sĩ Yoga cũng học quản lý tâm trí và những cảm xúc để giữ cho anh ta luôn tích cực. Những ý nghĩ tích cực thì mang lại năng lượng và hỗ trợ cho sự tăng trưởng, trong khi những ý nghĩ tiêu cực thì làm cạn kiệt và hạn chế sự tăng trưởng. Chỉ với cách nhìn tích cực về bản thân mình thì người mới có thể duy trì cuộc sống thiền định vốn cuối cùng dẫn đến kiến thức trực giác và sức mạnh nội tâm.

 

Trích trong" Triết lý và Thực hành Sivananda Yoga - Yoga Cổ Điển" của Swami Sitaramanda.

Danh mục baì viết